Cống tròn bê tông đúc sẵn

Điều kiện mua nhà xã hội làm khó người lao động’

Đại biểu Phạm Văn Thịnh cảnh báo các chủ đầu tư nhà xã hội sẽ vỡ nợ vì “không khách hàng nào đủ điều kiện mua” khi nhiều quy định đang làm khó công nhân. Theo đề án phát triển nhà ở xã hội được Thủ tướng phê duyệt, đến 2030,cả nước có một triệu căn nhà ở xã hội (trong đó đến năm 2025 hoàn thành 428.000 căn). Tổng vốn dự kiến là 849.000 tỷ đồng, chủ yếu bằng vốn xã hội hóa.

Đề án này được kỳ vọng giúp giá nhà phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình thu nhập trung bình, thấp khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp. Tuy nhiên, ông Phạm Văn Thịnh, Trưởng ban Dân vận tỉnh Bắc Giang, băn khoăn về tính khả thi của đề án này khi thảo luận về kinh tế xã hội tại Quốc hội ngày 31/5. Ông dẫn chứng, tại Bắc Giang công nhân muốn mua nhưng lại không đáp ứng điều kiện “không có nhà ở, đất ở nào khác”. Cụ thể, dự án nhà ở xã hội thị trấn Nếnh, (huyện Việt Yên, Bắc Giang), giai đoạn 1 có 4.000 căn hộ, giá bán 12,3 triệu đồng một m2.

Chủ đầu tư đang hoàn thiện để đưa vào sử dụng, nhưng từ khi công bố nhận hồ sơ đã hơn một năm mới có trên 200 công nhân đủ điều kiện mua nhà. Với thực tế này, ông cho rằng, các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nguy cơ vỡ nợ vì không có khách hàng đủ điều kiện. Ông Thịnh kiến nghị nới điều kiện được mua, thuê nhà ở xã hội. Ông Phạm Văn Thịnh, Trưởng ban Dân vận tỉnh Bắc Giang phát biểu tại thảo luận kinh tế xã hội, chiều 31/5.

Ảnh: Hoàng Phong Ông Phạm Văn Thịnh,

Trưởng ban Dân vận tỉnh Bắc Giang phát biểu tại thảo luận kinh tế xã hội, chiều 31/5. Ảnh: Hoàng Phong Bất cập về điều kiện được mua, thuê nhà xã hội cũng là trở ngại khiến gói tín dụng 120.000 tỷ đồng chưa có ai vay dù triển khai gần hai tháng. Đây là gói cho vay hỗ trợ với chủ đầu tư, người mua dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với lãi suất thấp hơn 1,5-2% lãi suất trên thị trường. Bà Trần Thị Vân, Phó đoàn chuyên trách Bắc Ninh, đặt vấn đề, từng có gói hỗ trợ khác về mua, thuê nhà ở xã hội trong chương trình phục hồi kinh tế theo Nghị quyết 43 của Quốc hội. Các chính sách này đều có thời hạn thực hiện trong 2023 và kết quả thực hiện rất thấp. Chẳng hạn, gói giảm lãi suất 2% hỗ trợ vay nhà ở xã hội mới giải ngân được gần 1%, hay gói vay 15.000 tỷ đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội cho công nhân, lao động mới thực hiện được hơn 34%. “Các gói tín dụng trước còn chưa hấp thụ hết thì liệu gói 120.000 tỷ đồng có khả thi hay không, trong khi Luật Đất đai, Kinh doanh bất động sản hay Nhà ở đang sửa, quy hoạch liên quan chưa phê duyệt xong”, Phó đoàn chuyên trách tỉnh Bắc Ninh nêu. Một khảo sát với hơn 8.300 người do Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) và VnExpress thực hiện cuối tháng 4 cũng cho thấy, 39% người được hỏi nói điều kiện để mua nhà ở xã hội là rào cản lớn nhất. Ví dụ, quy định “chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình” sẽ khiến những lao động có nhà ở quê (đặc biệt là nông thôn, vùng sâu, xa) muốn di cư, lập nghiệp ở địa phương đang làm việc gặp khó khăn. Hay quy định “phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên” (11 triệu đồng một tháng với lao động không có người phụ thuộc) cũng có nhiều điểm chưa hợp lý. %Khó khăn khi mua nhà ở xã hộiKhông đủ điều kiệnThiếu tiền cho khoản đóng góp ban đầuKhó cạnh tranh suất muaHồ sơ phức tạpKhó tiếp cận vốn vayKhó tìm được dự án hợp lý về vị tríPhải trả tiền chênh lệch051015202530354045VnExpress | Ban IV Hồ sơ phức tạp● Column 2: 27 Đại biểu Trần Thị Vân kiến nghị, Chính phủ gộp các gói hỗ trợ dành cho phát triển nhà ở xã hội thành một và kéo dài thực hiện các chính sách này đến hết năm 2025, góp phần thực hiện hoàn thành mục tiêu xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho lao động, công nhân. Giải trình sau đó, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, cơ quan này đã hướng dẫn, ủy quyền cho UBND các tỉnh kiểm tra thủ tục pháp lý và lập danh mục dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ. Danh sách được công khai và làm căn cứ để các ngân hàng cho vay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *